Thuật Toán Google Penguin: Cách Tránh Và Khắc Phục

Từ khi công cụ tìm kiếm Google xuất hiện, khởi đầu là thuật toán PageRank huyền thoại. Nhiều người làm SEO đã tìm cách thao túng công cụ tìm kiếm qua các chiến lược SEO Black Hat như spam link, spam keyword... Chính vì lẽ đó, thuật toán Google Penguin ra đời để loại bỏ các website có ý đồ thao túng. Vậy thuật toán Google Penguin là gì? Làm sao để check xem website có bị phạt bởi Penguin, khắc phục như thế nào? Cùng SEO Web Đà Nẵng tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Google Penguin là gì?

Google Penguin là một thuật toán của công cụ tìm kiếm Google, được sử dụng để đánh giá chất lượng và tính hợp pháp của các liên kết trên trang web. Phiên bản đầu tiên của Google Penguin đã được ra mắt vào năm 2012 để chống lại việc sử dụng các kỹ thuật spam liên kết nhằm cải thiện thứ hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. Google Penguin theo dõi việc xây dựng liên kết không tự nhiên và có thể áp dụng các biện pháp xử lý như giảm thứ hạng trang web hoặc xóa khỏi chỉ số tìm kiếm nếu phát hiện các hoạt động không tuân thủ quy định.

Google Penguin là gì?
Khái niệm Google Penguin là gì?

Thuật toán Google Penguin phạt những website nào?

Google Penguin được tạo ra để phạt các website vi phạm nguyên tắc chất lượng của Google trong việc xây dựng liên kết cho website.

Dưới đây là những trường hợp website có thể bị phạt bởi Penguin.

  • Website mua bán, trao đổi backlink: Để tăng trưởng thứ hạng, các nhà quản trị website đã cố ý tham gia vào mưu đồ liên kết như mua bán, trao đổi backlink. Hoặc mua link từ những trang trại liên kết còn gọi là "link farms".
  • Trang web tăng trưởng liên kết nhanh chóng: Việc tăng trưởng số lượng liên kết nhanh chóng trong một thời gian ngắn có thể làm cho website bị phạt bởi thuật toán Google Penguin.
  • Website sử dụng anchor text spam: Việc sử dụng lặp đi lặp lại anchor text từ khóa chính hoặc một loại anchor text sẽ khiến website trở thành một webspam trong mắt các công cụ tìm kiếm. Và tất nhiên, Google Penguin sẽ ghé thăm website của bạn.

Ngoài ra, việc spam liên kết trong bình luận và chân trang của website khác cũng là một hình thức spam liên kết dễ bị Google phạt. Tại SEO Web Đà Nẵng, chúng tôi quan tâm đến chất lượng và danh tiếng của website. Chính vì thế, các chiến lược link building của dịch vụ SEO tổng thể Đà Nẵng đều được triển khai một cách tự nhiên.

Phân biệt giữa Google Panda và Google Penguin

Có rất nhiều SEOer không phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuật toán phổ biến của Google là Google Panda và Google Penguin.

phân biệt google panda và google penguin

Dưới đây là bảng so sánh phân biệt rõ ràng nội dung hai thuật toán này:

MỤCGoogle PandaGoogle Penguin
Mục đíchXác định chất lượng của nội dung trên websitePhát hiện và xử lý các vi phạm liên quan đến việc tạo backlink
Đặc điểm quan trọngĐánh giá sự hài hòa, độ duy nhất và giá trị của nội dung trang webĐưa ra xếp hạng dựa trên chất lượng backlink và kiểm soát spam link
Tác độngẢnh hưởng lớn đến các trang web có nội dung kém chất lượng, sao chép hoặc không có giá trịTừ chối xếp hạng các trang web với backlink không tự nhiên, spam hay mua bán link.
Ngày phát hành thuật toánĐược phát hành lần đầu vào tháng 2 năm 2011Được phát hành lần đầu vào tháng 4 năm 2012
Bảng so sánh giữa Google Panda và Google Penguin

Ngoài hai thuật toán này, Google còn phát triển các thuật toán khác như Google Hummingbird, thuật toán BERT hay việc xây dựng lại cấu trúc chỉ mục website thông qua Google Caffeine. Bạn đọc nên tìm hiểu đề có cái nhìn sâu sắc hơn về các thuật toán này.

Lịch sử cập nhật của Google Penguin

Dưới đây là lịch sử cập nhật của Google Penguin:

  • Penguin 1.0: Được giới thiệu vào tháng 4 năm 2012, phiên bản đầu tiên của Google Penguin tác động đến các trang web có liên kết không tự nhiên hoặc spam liên kết. Nó có tác dụng lọc và xử lý những trang web vi phạm quy tắc liên kết của Google.
  • Penguin 2.0: Ra mắt vào tháng 5 năm 2013, phiên bản này đã nâng cấp khả năng điều tra các trang web vi phạm quy tắc liên kết hơn. Nó có khả năng xét duyệt liên kết từ cả trang chủ và các trang con.
  • Penguin 3.0: Được khởi chạy vào tháng 10 năm 2014, phiên bản này là một bản cập nhật thu nhỏ nhằm hỗ trợ và gia tăng hiệu suất của các phiên bản trước đó.
  • Penguin 4.0: Ra mắt vào tháng 9 năm 2016, phiên bản này đã được tích hợp sâu vào công cụ tìm kiếm Google và hoạt động theo thời gian thực. Điều này cho phép Google kiểm tra và xử lý các trang web vi phạm quy tắc liên kết một cách nhanh chóng hơn.

Từ phiên bản Penguin 4.0, Google đã không công bố các bản cập nhật tiếp theo rõ ràng. Thay vào đó, các chỉnh sửa và nâng cấp được tích hợp liên tục trong thuật toán cốt lõi của Google. Các nâng cấp này nhằm giúp duy trì tính công bằng và chất lượng trong kết quả tìm kiếm của Google.

Làm sao để biết website đang bị phạt bởi Penguin

Trong thời gian Google cập nhật thuật toán cốt lõi của mình (bao gồm các thuật toán đã được tích hợp như Google Panda, Google Penguin...) website của bạn có sự sụt giảm về:

sụt giảm traffic do Google Penguin
Sụt giảm traffic do Google Penguin - Nguồn ảnh: Moz
  • Thứ hạng từ khóa: Cần bỏ qua trường hợp sụt giảm do trend. Nếu thứ hạng từ khóa sụt giảm đột ngột, và hồ sơ link tăng đột biến. Hoặc bạn đã tham gia vào một chương trình mua bán liên kết gần đây thì rất có thể website bạn đã bị ảnh hưởng bởi bộ lọc Google Penguin.
  • Giảm organic traffic đột ngột: Việc bốc hơi hàng ngàn traffic trong khoảng thời gian ngắn rất có thể do Google Penguin gây ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi sự giảm sút CTR của website thông qua Google Search Console.

Cách khôi phục website bị ảnh hưởng

Google Penguin không giống như phạt tác vụ thủ công, chỉ cần xử lý liên kết sau đó submit lại trong Google Search Console là xong. Bạn nên nhớ rằng, Penguin là bộ lọc thuật toán. Website của bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi bộ lọc này nếu được tối ưu đúng cách. Dưới đây là một số phương án giúp website khôi phục sau Penguin.

1. Từ chối liên kết spam (Disavow link)

Bạn nên từ chối các liên kết kém chất lượng mà bạn không kiểm soát là cho website bị phạt bởi Penguin. Để disavow link hiệu quả, bạn nên cân nhắc sử dụng công cụ từ chối liên kết của Google. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên từ chối cả liên kết và tên miền của liên kết đó.

Công cụ từ chối liên kết của Google
Công cụ từ chối liên kết của Google

Xem case study triển khai website lĩnh vực điện, xử lý 120.000 backlink bẩn từ 429 miền thông qua Google Disavow giúp website khôi phục sau Penguin của SEO Web Đà Nẵng.

2. Gỡ bỏ liên kết spam

Trường hợp bạn có thể quản lý được các liên kết đã tạo, bạn nên chủ động gỡ các liên kết này hoặc thêm các thuộc tính như nofollow hoặc sponsored cho liên kết để giảm ảnh hưởng từ thuật toán Google Penguin.

3. Xây dựng link building tự nhiên

Đây là cách mà Google hướng dẫn và khuyến khích sử dụng trong cẩm nang SEO của mình. Các nhà quản trị website nên tập trung tạo ra các bài viết chất lượng cho người dùng. Việc người dùng trích dẫn hay chia sẻ nội dung tạo ra các liên kết hoàn toàn tự nhiên cho website của bạn.

Câu hỏi thường gặp

Google Penguin là gì?

Google Penguin là một thuật toán của Google được sử dụng để xác định và trừng phạt các trang web vi phạm chính sách liên quan đến spam và tạo backlink không tự nhiên.

Cách phòng tránh Google Penguin như thế nào?

Để phòng tránh Google Penguin, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc SEO đúng cách và tránh những hành vi spam. Dưới đây là một số cách phòng tránh:

  1. Xây dựng liên kết tự nhiên và chất lượng: Tránh việc sử dụng các phương pháp tạo backlink không tự nhiên như mua bán liên kết hoặc sử dụng các mạng PBN.
  2. Đảm bảo nội dung chất lượng: Viết nội dung hấp dẫn, có giá trị và không sao chép từ các trang khác
  3. Theo dõi liên tục các chỉ số backlink: Kiểm tra và loại bỏ các liên kết đáng ngờ, không tự nhiên hoặc spam.
  4. Sử dụng phương pháp SEO White Hat
Nguồn bài viết: https://seoweb.danang.vn/google-penguin/?feed_id=225
SEO Web Đà Nẵng

SEO Web Đà Nẵng cung cấp dịch vụ SEO uy tín, có cam kết KPI. Website: https://seoweb.danang.vn/

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn