Sitemap Là Gì? Cách Gửi Sơ Đồ Trang Web Lên Google

Sitemap hay còn gọi là sơ đồ trang web là một yếu tố mà mỗi một website cần phải có khi mới bắt đầu xây dựng. Khi thực hiện audit technical cho website SEO Web Đà Nẵng cũng đặc biệt lưu ý kiểm tra xem website đã có sitemap hay chưa. Vậy sitemap là gì? Cách gửi sơ đồ trang web lên Google ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Sitemap là gì?

Sitemap là một tệp tin XML hoặc html chứa danh sách các URL trong một trang web. Nó giúp các công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu được cấu trúc nội dung của trang web một cách tốt hơn, từ đó cải thiện khả năng xếp hạng và hiệu suất tìm kiếm của trang web đó.

Sitemap là gì?
Sitemap là gì?

Các loại sitemap phổ biến hiện nay

Hiện nay có hai loại sitemap phổ biến nhất là sitemap xml và sitemap html

Sitemap xml

Sitemap XML là một tệp tin định dạng XML được sử dụng để cung cấp thông tin về cấu trúc của một trang web. Nó chứa danh sách các URL được tạo ra trong trang web và các thông tin khác như ngày cập nhật, tần suất thay đổi, ưu tiên và quan hệ giữa các URL. Sitemap XML giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web và làm cho việc lập chỉ mục trang web dễ dàng hơn.

Đường dẫn sitemap:

https://domain.com/sitemap_index.xml
Hoặc:
https://domain.com/sitemap.xml

Trong sitemap xml của website thường bao gồm các dạng sitemap thành phần sau:

  • post-sitemap.xml - tập hợp thông tin các bài viết trên website
  • page-sitemap.xml - tập hợp các trang tĩnh trên website
  • project-sitemap.xml - tập hợp các dự án trên website
  • category-sitemap.xml - tập hợp các danh mục bài viết trên website
  • author-sitemap.xml - tập hợp các tác giả trên website

Tùy thuộc vào việc bạn cho phép lập chi mục thành phần nào trên website mà CMS wordpress và các plugin SEO sẽ thêm vào sitemap tương ứng.

Sitemap html

Sitemap HTML là một tệp tin trong định dạng HTML được sử dụng để xác định cấu trúc của một trang web. Nó chứa các liên kết tới các URL khác nhau trong trang web và giúp các công cụ tìm kiếm như Googlebot hiểu và lập chỉ mục toàn bộ nội dung của trang web một cách hiệu quả. Sitemap HTML thường được tổ chức thành một danh sách các liên kết hoặc cây thư mục, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu về cấu trúc và nội dung của trang web.

Khác với sitemap xml, sitemap html là dạng html và được trình bày một cách trực quan giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến các thông tin quan trọng trên website.

Ví dụ sitemap html:

https://seoweb.danang.vn/sitemap/

Cách tạo sơ đồ trang web chuẩn SEO

Có 02 cách phổ biến để tạo sơ đồ trang web chuẩn SEO cho một website. Bao gồm:

  • Tạo tự động bằng các Plugin SEO
  • Tạo sitemap online

Mời bạn tham khảo hướng dẫn tạo sơ đồ trang web bằng 2 cách trên bởi SEO Web Đà Nẵng.

Tạo tự động bằng plugin SEO

Hiện nay có 2 plugin SEO phổ biến là Rank Math SEO và Yoast SEO có thể giúp bạn tạo sitempa cực kỳ đơn giản. Trong hướng dẫn dưới đây, SEO Web Đà Nẵng sẽ hướng dẫn bạn tạo sitemap xml bằng Rank Math SEO.

Bước 1: Tải và kích hoạt plugin Rank Math SEO tại đây!

Tải và kích hoạt Rank Math SEO
Tải và kích hoạt Rank Math SEO

Bước 2: Đăng nhập vào trang quản trị của website, chọn Rank Math -> Sitemap Settings

tạo sitemap bằng plugin Rank Math SEO
Tạo sitemap bằng plugin Rank Math SEO

Bước 3: Thiết lập các thuộc tính vào bấm Save Changes

  • Your sitemap index can be found here: Đường dẫn sitemap của website bạn
  • Links per sitemap: Một trang sitemap sẽ chứa bao nhiêu url, nếu vượt quá sẽ tự động ngắt trang.
  • Images in sitemaps: Bạn có muốn bao gồm hình ảnh trong sitemap không
  • Exclude post: loại trừ một số bài viết khỏi sitemap, bạn có thể sử dụng ID bài viết
  • Exclude Terms: loại trừ các chuyên mục theo ID
  • Ping Search Engines: tự động thông báo cho công cụ tìm kiếm khi có thay đổi

Tạo sitemap online

Việc tạo thủ công bằng code phải tuân thủ các hướng dẫn tại https://www.sitemaps.org/. Rất may mắn hiện nay có các công cụ tạo sitemap online bạn có thể sử dụng cho website của mình. Hướng dẫn sau đây sử dụng trình tạo sitemap miễn phí từ website https://www.xml-sitemaps.com/.

Bước 1: Truy cập xml-sitemaps.com

Bước 2: Nhập url của website vào ô tạo sitemap

nhập website vào ô tạo sitemap
Nhập website vào ô tạo sitemap

Bước 3: Chờ đợi công cụ crawl và tạo file sitemap riêng cho website

Chờ đợi quá trình tạo sitemap diễn ra trong vài phút
Chờ đợi quá trình tạo sitemap diễn ra trong vài phút. Nếu website bạn quá lớn có thể mất một chút thời gian

Bước 4: Tải xuống sitemap hoàn chỉnh -> Upload file sitemap lên thư mục gốc của website

nhận sitemap hoàn chỉnh, tải lên thư mục gốc website
Nhận sitemap hoàn chỉnh, tải lên thư mục gốc website

Cách gửi sơ đồ trang web lên Google

Để Google có thể đọc và cập nhật nội dung của website, bạn phải gửi sơ đồ trang web của mình cho Google thông qua Google Search Console.

Bước 1: Mở Google Search Console (GSC), nếu bạn chưa cài đặt Google Search Console có thể xem chi tiết bài viết này!

Bước 2: Chọn mục Sơ Đồ Trang Web

chọn mục sơ đồ trang web
Chọn mục sơ đồ trang web

Bước 3: Tại ô Thêm sơ đồ trang web mới, hãy nhập url sitemap của bạn vào -> Bấm Gửi

Nhập sơ đồ trang web rồi bấm gửi
Nhập sơ đồ trang web rồi bấm gửi

Lưu ý quan trọng, bạn chỉ nhập phần thư mục phía sau url của sitemap không nhập toàn bộ sitemap.

https://domain.com/sitemap.xml
Bạn phải nhập vào: 
sitemap.xml
https://domain.com/sitemap_index.xml
Bạn phải nhập vào:
sitemap_index.xml

Bạn phải đợi một thời gian trong vòng 24h để Google có thể tìm nạp sitemap hoàn chỉnh.

Một số lỗi thường gặp khi gửi sitemap:

Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi gửi sitemap lên Google và cách khắc phục mà SEO Web Đà Nẵng đã áp dụng thành công cho nhiều dự án.

Không thể đọc sơ đồ trang web

Thông thường lỗi này thường xuất hiện các cảnh báo như "không thể đọc sơ đồ trang web" hoặc "không thể tìm nạp sitemap".

Lỗi không thể tìm nạp sitemap
Lỗi không thể tìm nạp sitemap

Cách 1: Thêm ?v=1 vào sau thư mục sitemap của bạn.

Ví dụ:

https://domain.com/sitemap.xml
Nhập vào Google Search Console:
sitemap.xml?v=1

Bạn nên xóa cache website trước khi thêm sitemap để đảm bảo Google có thể tìm nạp được phiên bản mới nhất của sơ đồ trang web. Ngoài ra, bạn nên chờ đợi 24h để đảm bảo Google có thể tìm nạp hoàn chỉnh sitemap.

Cách 2: Lưu lại đường dẫn tĩnh, làm mới lại url sitemap

Nếu cách 1 không hoạt động và bạn đã chờ đợi quá 24h, bạn có thể thực hiện tiếp cách 2 mà SEO Web Đà Nẵng hướng dẫn dưới đây.

Truy cập plugin SEO, ở ví dụ này là Rank Math SEO -> Sitemap Settings bạn tiến hành bấm Save Changes thêm một lần nữa để làm mới trình tạo sitemap của plugin vì rất có khả năng chính plugin gây ra lỗi không thể tìm nạp sitemap.

Truy cập Rank Math SEO, sitemap và bấm Save Changes một lần nữa.
Truy cập Rank Math SEO, sitemap và bấm Save Changes một lần nữa.

Ngoài ra, bạn cũng nên truy cập Cài Đặt -> Đường Dẫn Tĩnh -> Bấm Lưu thay đổi để cập nhật lại url của website. Lưu ý bạn chỉ bấm Lưu thay đổi, không được thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của mục này vì sẽ ảnh hưởng dến toàn bộ website.

Sửa lỗi không thể tìm nạp sitemap
Sửa lỗi không thể tìm nạp sitemap

Tương tự như cách trên, bạn nên xóa cache website và chờ đợi 24h xem lỗi này có hết hay không.

Cách 3: Submit từng sitemap riêng lẻ

Nếu vẫn không được, bạn nên truy cập đường dẫn sitemap và thêm các thành phần sitemap riêng lẻ như:

  • post-sitemap.xml
  • page-sitemap.xml
  • project-sitemap.xml
  • category-sitemap.xml
  • author-sitemap.xml

Bạn có thể xem hình mà chúng tôi đã submit dưới đây:

thêm các sitemap riêng lẻ vào website
Thêm các sitemap riêng lẻ vào website

Nên set bao nhiêu liên kết trên sitemap

Theo hướng dẫn từ Google, sitemap của bạn nên có dung lượng khoảng 50MB hoặc 50,000 Urls. Tuy nhiên nếu hosting của bạn yếu, bạn nên set trung bình 200 url/sitemap là hợp lý nhất.

Lỗi HTTP chung

Lỗi này xuất hiện khi liên kết sitemap của bạn được tải dưới giao thức http không phải https. Để khắc phục điều này, bạn hãy đảm bảo rằng trang web đã được cài đặt SSL. Bạn đã chuyển toàn bộ link http:// sang https:// và có lệnh chuyển hướng từ http:// -> https://. Để làm điều này, bạn có thể làm theo hai phương pháp sau:

1. Tải và kích hoạt plugin Really Simple SSL

Đây là một plugin mạnh mẽ giúp đảm bảo toàn bộ url trên website được tải với giao thức https;//. Sau đó bạn tiến hành xóa cache và submit lại sitemap.

2. Chèn code vào .htaccess

Đoạn code này giúp website chuyển từ http sang https bằng cách thực hiện một lệnh 301 redirect. Bạn có thể chèn đoạn code dưới đây vào file .htaccess.

RewriteEngine On
RewriteCond %HTTPS off
RewriteRule (.*) https://%HTTP_HOST%REQUEST_URI [R=301,L]

Sau khi thêm đoạn code trên vào file .htaccess bạn nên xóa cache và submit lại sitemap trong Google Search Console.

Tại sao nên thêm sơ đồ cho trang web mới?

Thêm sơ đồ trang web cho một website mới giúp Google có thể dễ dàng tìm và thu thập dữ liệu trên trang. Giúp tăng khả năng lập chỉ mục cho nội dung mới của website.

Sitemap html cung cấp cho người dùng một trang có thể điều hướng đến các nội dung trên website một cách nhanh chóng. Làm cho trải nghiệm người dùng trên website tốt hơn.

Ngoài ra, sitemap xml còn giúp pings cho các công cụ tìm kiếm khi có thay đổi trên website. Để Bot Google có thể vào crawl dữ liệu khi có thay đổi.

Tổng kết

SEO Web Đà Nẵng vừa giải thích chi tiết cho bạn đọc sitemmap xml là gì? Hướng dẫn cách tạo và gửi sơ đồ trang web lên Google một cách nhanh chóng. Chúng tôi cũng đưa ra 3 cách thức cho lỗi "không thể tìm nạp sitemap". Nếu có bất kỳ khó khăn nào, đừng ngại để lại bình luận chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Nguồn bài viết: https://seoweb.danang.vn/sitemap-la-gi/?feed_id=80
SEO Web Đà Nẵng

SEO Web Đà Nẵng cung cấp dịch vụ SEO uy tín, có cam kết KPI. Website: https://seoweb.danang.vn/

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn